Mạn đàm về LƯƠNG TƯỚNG
Các vị tướng súy nổi tiếng xưa nay, theo binh thư ghi chép lại, người tướng tài phải rõ được :NGŨ ÂM - NGŨ TRẬN - NGŨ TƯỚNG - NGŨ HƯỚNG - NGŨ CHƯỚNG.
Nói về Ngũ âm là nói về năm âm thanh gốc của vũ trụ không thay đổi là Cung, Thương, Giác, Chủy, Vũ.
Về Ngũ trận pháp, cổ kim có 5 loại trận pháp căn bản từ đó biến dụng ra mà dùng đó là:Thiên Trận, Địa Trận, Nhân Trận, Thần Trận, Nhẫn Trận.
Luận về Ngũ tướng là nói về 5 hạng tướng, bao gồm:
- Thần tướng: Lấy thời để tỏ bày, lấy đất để biến hóa, lấy Nhân để sử dụng.
- Cường tướng: Hạng tướng không cần xét thiên thời địa lợi khi hành binh, ai nghe đến cũng sợ hãi.
- Mãnh tướng: Giỏi về biến hóa trận thế, ra quân bất ngờ, cử động thần diệu, một ngựa một kiếm tung hoành về phía trước.
- Lương tướng: Bên ngoài thì uy nghêm, bên trong thì nhân nghĩa, ở giữa thì mạnh mẽ.
- Uy tướng: Lấy tín nghĩa, thưởng phạt rõ ràng.
- Lương tướng (良將) là một khái niệm trong binh pháp và lịch sử quân sự, dùng để chỉ những vị tướng tài giỏi, có đức độ, mưu lược xuất sắc và trung thành với đất nước hoặc quân chủ mà họ phục vụ.
Cụ thể:
Đặc điểm của một Lương tướng
1. Tài mưu lược – Có khả năng bày binh bố trận, điều binh khiển tướng, biết cách ứng biến linh hoạt trên chiến trường.
2. Dũng cảm, quyết đoán – Không sợ khó khăn, nguy hiểm, dám đối mặt với thử thách.
3. Nhân nghĩa và đức độ – Đối xử tốt với binh sĩ, được lòng quân, không tàn bạo vô cớ.
4. Trung thành và tận tâm – Luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.
5. Biết dùng người – Nhận diện nhân tài, đặt đúng người vào đúng vị trí.
Một số Lương tướng tiêu biểu trong lịch sử
• Hán Cao Tổ Lưu Bang từng ca ngợi Hàn Tín là “Lương tướng” vì tài năng quân sự kiệt xuất.
• Gia Cát Lượng (Thời Tam Quốc) là hình mẫu về một vị Lương tướng mưu trí và tận trung.
• Nhạc Phi (Nhà Tống) với câu nói nổi tiếng “Tận trung báo quốc”.
• Trần Hưng Đạo (Việt Nam) được xem là Lương tướng kiệt xuất, lãnh đạo quân dân đánh bại quân Nguyên – Mông.
Lương tướng trong binh pháp. Khái niệm này xuất hiện nhiều trong Binh pháp Tôn Tử, “Một Lương tướng không chỉ giỏi chiến đấu mà còn biết cách giữ gìn sức mạnh của quân đội, biết thời điểm tiến lui, không đánh trận vô nghĩa.”
Luận về Tướng hay có năm điều: Dũng,Trí, Nhân, Tín, Trung. Dũng mà coi thường cái chết dễ bị hại, Trí mà nhút nhát thì khốn đốn, Nhân mà ái kiến thì sinh phiền nhiễu, Liêm mà không thương người thì bị khinh nhờn, Cương mà chỉ theo ý mình thì thành tai hại. Nhu mà hay nghe người thì bị chèn ép.
Bàn về cái hạnh xưa nay của người làm tướng thì đối với mình phải trong sạch, đối với kẻ sĩ thì quý trọng. Bởi thế cho nên nếu tướng súy không nghe lời khuyên can thì các anh hùng sẽ lẩn tránh; tướng không nghe theo kế sách hay thì mưu sĩ sẽ bỏ đi; coi thiện ác như nhau thì kẻ hiền và người ngu ở lẫn lộn, thưởng phạt lẫn lộn thì giềng mối sẽ tan rã; thường mừng thì thiếu uy nghiêm; thường giận thì lòng người xa lìa; nói nhiều thì cơ mật tiết lộ; ham thich nhiều thì tâm trí nghi ngờ, mê loạn: khoan dung thì làm cho quân sĩ cảm kích, hung bạo thì làm cho quân sĩ tức giận.
Cho nên phương châm sống của tướng súy nên:
Xem nhẹ tiền của, sắc đẹp để giữ mình trong sạch;Tránh xa việc hiềm nghi để vượt lên; Lặng lẽ lo xa để khỏi thất bại; Tùy theo thời cơ mà biến hóa cho thuận tiện để lập công; Rộng rãi với người, dốc lòng làm việc để quy tụ tình thương; Nghe điều lành, đuổi bỏ kẻ gièm pha để tiến xa; Trước đo lường, sau hành động để mà ứng biến; Trước tin sau nói để hàng phục kẻ dưới; Trừng phạt tội lỗi, tưởng thưởng công lao để sửa người; Xét xưa rõ nay để soi sáng cho người; Coi rẻ sắc đẹp, quý trọng người để được người; Lìa bỏ việc tư, liều thân vì việc công để giữ nước; Thần sắc phải ngay thẳng, hình dung phải đoan trang; Đánh trận như sấm sét, sắp đặt khéo léo như quý nhân; Suy tư như ánh chiều, mệnh lệnh như sương tuyết; <break time=0.5s/>Được như thế mới đảm đương được việc lớn của quốc gia.